Đời thường
Khi trẻ đi thang máy một mình thì những kỹ năng nào giúp trẻ tự vệ
Nhiều vụ xâm hại, sàm sỡ trẻ em xảy ra gần đây khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng . Vậy các trẻ cần lưu ý gì khi đi thang máy một mình và làm gì để thoát thân nếu bị sàm sỡ?

Khi trẻ đi thang máy một mình thì những kỹ năng nào giúp trẻ tự vệ
Theo chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công có trụ sở tại Hà Nội, thay vì hoang mang, lo lắng, cha mẹ hãy hướng dẫn các con những kỹ năng ứng phó cần thiết.
Trước hết, trẻ cần nhận biết dấu hiệu nguy hiểm, có thể bị xâm hại. Có 5 cảnh báo cho thấy điều đó.
Cụ thể: Người khác muốn nhìn vào vùng kín của con hoặc bắt con nhìn vào vùng kín của họ, đó là cảnh báo nhìn; Người khác nói chuyện về vùng kín với con, đó là cảnh báo nói; Người khác muốn sờ, động chạm vùng kín của con hoặc bắt con sờ vùng kín của họ, đó là cảnh báo sờ; Người khác muốn đưa con đi nơi khác mà không được sự đồng ý của con hoặc của gia đình, đây là cảnh báo bắt cóc; Người khác ôm ấp con một cách không đúng đắn là cảnh báo ôm.
“Chỉ cần có 1 trong 5 hành vi trên là con đã bị xâm hại”, chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh nói.
Chuyên gia tâm lý này cho rằng, cha mẹ hãy hướng dẫn con thực hiện nguyên tắc “No-Go-Tel”, tức là luôn nói Không với những hành vi xấu của người lạ đối với mình, tìm cách Tháo chạy nhanh nhất có thể, Nói lại sự việc xảy ra với bố mẹ, người thân.
Thang máy có không gian hẹp, là điều kiện luận lợi để những kẻ biến thái thực hiện các hành vi sàm sỡ. Ngày nay, tại các thành phố lớn, nhiều chung cư, nhà cao tầng mọc lên nên việc sử dụng thang máy là thường xuyên. Vì vậy, cha mẹ cần hướng dẫn con cẩn thận mỗi khi đi thang máy.
- Cha mẹ dạy con đầy đủ các tính năng phím bấm của thang máy; cách gọi khẩn cấp khi gặp sự cố.
- Dạy trẻ khi vào thang máy nên quan sát, đứng gần bảng điều khiển, không nên quay mặt vào tường.
- Khi đi thang máy, trẻ cần mang theo thẻ. Hiện nay, nhằm bảo đảm an toàn, hầu hết các chung cư lắp đặt hệ thống thẻ thang máy. Vì vậy, mỗi khi trẻ đi thang máy cần mang theo nhằm chủ động bấm thang máy khi cần ra tầng gần nhất nếu có tình huống xấu xảy ra. Với trường hợp trẻ ở TP Hồ Chí Minh vừa qua, khi vào thang máy, cháu không có thẻ mà phải nhờ bảo vệ. Vì thế, khi bị sàm sỡ, cháu không thể bấm thang máy nếu muốn ra tầng gần nhất.

Bé gái bị người đàn ông lạ ôm ấp trong thang máy
Cha mẹ hướng dẫn con một số cách để phản kháng tự vệ khi bị sàm sỡ trong thang máy.
- Khi ở trong thang máy, bị người lạ tấn công, trẻ nhìn thẳng, hét to vào mặt đối tượng, bởi khi trẻ hét to, đối tượng sẽ sợ bị phát hiện và giảm ham muốn.
- Trẻ dùng những phần cứng trên cơ thể mình để làm đau đối tượng như húc đầu gối, cùi chỏ vào chỗ hiểm, mặt, mắt, bụng của đối tượng, thậm chí có thể cắn, cấu đối tượng khiến đối tượng bị đau.
- Trẻ bấm nhiều lần vào chuông báo động và vào phím những tầng gần nhất để chạy ngay ra ngoài khi cửa thang máy mở ở tầng gần nhất, sau đó kêu cứu to và nhờ sự trợ giúp.
“Nếu không may tình huống xấu xảy ra, cha mẹ tuyệt đối không đổ lỗi, trách phạt trẻ”, chuyên gia đưa ra lời khuyên.
Ông Vũ Việt Anh khuyến cáo, nhằm phòng tránh các tình huống nguy hiểm xảy ra với trẻ, không nên để trẻ nhỏ di chuyển một mình trong thang máy và không nên để trẻ chơi chỗ khuất tầm nhìn của người lớn.
Hằng ngày, các bậc cha mẹ nên chơi với con nhiều hơn để hướng dẫn con gọi tên chính xác các bộ phận trên cơ thể, trao đổi với con một số tình huống xảy ra và cách xử lý.
Đời thường
Vắc xin Covid-19 dạng xịt mũi và viên uống có sản xuất
Vắc xin Covid-19 hiện được đưa vào cơ thể dưới dạng tiêm. Nhưng trong tương lai, mọi người có thể được dùng Vắc xin Covid-19 dạng xịt mũi và viên uống.
- 11 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19
- 7 triệu chứng ít được để ý đến của Covid-19
- 8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên phát triển vắc xin Covid-19 dưới dạng xịt. Hiện tại, công ty dược Codagenix có trụ sở ở Mỹ đang tiến hành thử nghiệm một loại vắc xin Covid-19 dạng xịt mũi. Nghiên cứu thực hiện lâm sàng trên hàng chục người, đã bắt đầu từ tháng 1.2021 ở thành phố London (Anh), theo Daily Mail.
Đời thường
An toàn cho trẻ ở chung cư cần lưu ý những gì?
- Làm gì khi thang máy bị trục trặc có sự cố
- Những lưu ý giữ an toàn cho trẻ khi ở chung cư
- Hỏa hoạn trong chung cư chạy lên hay chạy xuống mới an toàn
Những vụ tai nạn khi trẻ rơi từ trên cao đã xảy ra rất nhiều đặc biệt tại các khu chung cư. Chỉ vì sự bất cẩn của người lớn mà trẻ nhỏ phải trả giá bằng cả tính mạng. Đây không còn là môt vấn đề riêng của bất kỳ gia đình nào.
Khi sinh sống tại các khu chung cư cao tầng, để đảm bảo tính mạng cho con em mình, cha mẹ nên lưu ý một số điều như sau:
1. Ban công phải cao đảm bảo an toàn cho trẻ ở chung cư
Trong những lưu ý đặc biệt khi ở nhà chung cư, ban công là một trong những nơi cần được quan tâm nhất.
Lan can ở ban công không được làm dưới 1m3 và không được làm song ngang. Bởi lan can ban công làm song ngang thì vô tình giúp các em bé dễ leo trèo, chơi đùa sẽ gặp nguy hiểm. Tốt nhất nên sử dụng song đứng, vững chắc, cao hơn 1m3. Ở dưới nền ban công không được để chậu hoa, máy giặt, ghế ngồi hay các đồ dùng giúp các bé leo trèo.
Một điều quan trọng khác là không được phép làm lan can theo thanh ngang tính từ mặt sàn lên đến đỉnh. Ban công phải được làm bằng các thanh dọc hoặc đặc để tránh trường hợp trẻ con trèo lên dễ dàng. Ngoài ra hiện nay có một giải pháp an toàn khá thuận tiện và rẻ đó là làm lưới an toàn.
2. Cửa sổ tối thiểu cao từ 1m
Chiều cao cửa sổ trong mỗi căn hộ phải tối thiểu 1m tính từ mặt sàn lên bậu cửa sổ, chiều cao lớn hơn thì càng tốt. Căn hộ nào đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì được xem là an toàn cho trẻ ở chung cư. Để đảm bảo an toàn các hộ gia đình có thể lắp thêm lưới bảo vệ hoặc song cửa sắt.
Ở cửa ngăn cách giữa nhà với ban công thì nên đóng lại khi không có người lớn ở nhà. Với các gia đình có con nhỏ thì nên làm song chắn để các bé không bò, chạy ra ngoài ban công.
Thường cửa sổ các chung cư là cửa kính cường lực, không có song chắn. Để đảm bảo an toàn, khi nhận nhà gia chủ nên làm khung bảo vệ để tránh trường hợp kính vô tình bị vỡ hoặc con nhỏ chơi nghịch, tháo chốt cửa sẽ có những rủi ro. Tuy nhiên, khi làm song cửa thì nên làm sao có thể mở ra, đóng lại được để khi có cháy nổ có thể thoát hiểm dễ hơn.
3. Đi cùng trẻ em vào thang máy
Trẻ em rất hiếu động, và còn thiếu các kỹ năng khi đi thang máy. Và việc đi thang máy ở các khu chung cư là không tránh khỏi, tuy nhiên cần giám sát trẻ không được để cho trẻ tự ý vào thang máy vì trẻ có thể gặp các chấn thương như: kẹt tay, vấp ngã, hoa mắt chóng mặt, ám ảnh sợ không gian hẹp và nghiêm trọng hơn là những sự cố hỏng thang máy, rơi thang máy luôn có nguy cơ xảy ra tại bất cứ nơi đâu. Và bé sẽ không có khả năng xử lý ngay khi có sự cố xảy ra.
Lưu ý: Không nên để trẻ nhỏ đi thang máy một mình
4. Chọn chung cư cao từ 8 – 16 tầng
Nên chọn căn hộ chung cư trong khoảng từ tầng 8 đến tầng 16, không quá thấp và cũng không quá cao. Vừa tránh khói bụi, có không khí trong lành vừa bảo đảm an toàn, dễ di chuyển nếu xảy ra cháy nổ, mất điện, giông bão hay hỏa hoạn.
5. Luôn theo dõi, quan sát trẻ
Dù đã trang bị tất cả các biện pháp an toàn cho trẻ ở chung cư, nhưng cũng không nên lơ là khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt với trẻ dưới 6 tuổi phải luôn có người lớn sát sao các hoạt động.
Trong trường hợp bất khả kháng, nên nhờ hàng xóm hay những người có thể tin tưởng trông nom trẻ. Có thể lắp đặt thêm camera ở các khu vực trẻ hoạt động để luôn theo dõi được ở mọi lúc mọi nơi.
6. Trò chuyện, giáo dục trẻ đúng cách
Khi trẻ bắt đầu hiểu chuyện, bố mẹ hãy giáo dục trẻ những điều nguy hiểm xung quanh. Dặn trẻ không được vui chơi, leo trèo ở ban công, lan can. Một nơi mà bố mẹ cũng nên lưu ý là cầu thang bộ hay cầu thang thoát hiểm ở các tòa nhà.
Đây là vị trí khuất mà trẻ thường hay nô đùa và có các hành động như chạy nhảy, ngó đầu nhìn xuống.
Bố mẹ nên chỉ cho trẻ các biển báo nguy hiểm trong tòa nhà như khu vực có điện, khu vực thang máy, khu vực dễ cháy nổ,…
Ngoài ra, bố mẹ có thể thường xuyên tham dự lớp kỹ năng sống cho gia đình đảm bảo an toàn cho trẻ ở chung cư để nắm bắt thêm các biện pháp phòng tránh và xử lý khi gặp sự cố.
Nguồn bnew
Đời thường
8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
Hôm nay, 26.2 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP (Nghị quyết 21) “Về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19”, văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký. 8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
- 11 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19
- Việt Nam liệu có đủ vaccine Covid-19 cho mọi người?
- 7 triệu chứng ít được để ý đến của Covid-19
Theo Nghị quyết 21, Bộ Y tế được giao chủ trì phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021, cho người từ 18 tuổi trở lên.
Về đối tượng ưu tiên và miễn phí, trước tiên là lực lượng tuyến đầu chống dịch, gồm: những người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên…); quân đội, công an.
8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
- Nhân viên, cán bộ ngoại giao được cử đi công tác nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…
- Giáo viên, những người làm tại cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
- Người mắc bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.
- Người sinh sống tại các vùng có dịch.
- Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
- Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ theo yêu cầu phòng chống dịch.
Địa bàn ưu tiên tiêm trước tiên là cho các đối tượng nêu trên, tại các tỉnh thành phố đang có dịch; trong tỉnh, thành phố, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.
Nguồn kinh phí thực hiện: ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp, trong đó, ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý;
Ngân sách T.Ư đảm bảo cho các đối tượng do các cơ quan T.Ư quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định: với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, được hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định.
Các tỉnh, thành phố còn lại được hỗ trợ 30 – 50% ngân sách.
Kinh phí thực hiện cũng được thực hiện từ các nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác.
Nghị quyết cũng khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng.
Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được sử dụng kinh phí trong phạm vi dự toán chi thường xuyên; hoặc nguồn kinh phí hoạt động hoặc hạch toán vào chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế hoặc thuế nhu nhập doanh nghiệp để tiêm chủng cho người lao động.
Nguồn thanhnien
-
Võ tự vệ1 tháng ago
6 môn võ đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn nên trang bị cho bản thân
-
Tin mới2 năm ago
6 bí kíp tự vệ giúp bạn thoát nạn trong gang tấc cho chị em phụ nữ
-
Võ tự vệ11 tháng ago
5 lợi ích to lớn của võ thuật đem lại khiến bạn muốn tập luyện ngay và luôn
-
Kỹ năng khác1 tháng ago
Bố mẹ nên dạy con kỹ năng giúp trẻ tự xử lý các tình huống khi bị lạc đường
-
Đời thường11 tháng ago
Ý thức cách ly toàn xã hội và trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống Covid-19
-
Võ tự vệ1 tháng ago
Hướng dẫn các bước thoát thân khi bị khống chế phía sau từ chuyên gia
-
Kỹ năng khác9 tháng ago
8 kỹ năng tự vệ cho trẻ giúp bé tự vệ bản thân
-
Võ tự vệ8 tháng ago
Võ tự vệ phòng thân dành cho nữ dùng để phòng thân khi bị kẻ xấu tấn công