Du lịch
Cách xử lý khi đổ đèo bằng xe máy và bị đứt phanh
Việc chinh phục các cung đường đèo bằng xe máy là điều mà rất nhiều phượt thủ ao ước. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận với hệ thống phanh, nguy cơ bị đứt phanh và rơi xuống vực rất cao.
- Xử lý khi xe máy bị tắt máy khi đi qua đoạn đường bị ngập nước
- Kỹ năng thoát hiểm khi gặp phải tài xế taxi có ý định xấu
- Tuyệt đối không nên để 5 đồ vật này trong xe ô tô khi trời nắng
Hiện tượng này được hiểu là khi xe của bạn bị mất tác dụng của hệ thống phanh, bóp phanh nhưng lại không giảm tốc độ. Từ đó dẫn đến việc mất kiểm soát chiếc xe khi đang vận hành với tốc độ cao.
Thực tế chỉ ra rằng, khá nhiều vụ tai nạn liên quan đến vấn đề này đã xảy ra. Đâm vào xe đối diện, va vào các lan can chắn ở mép đường ngăn cách với vực sâu hay phi thẳng vào vệ đường gây ra thương tích khá nặng. Nguyên nhân chủ yếu cũng xuất phát từ việc bị đứt phanh.
Tuyệt đối không rà phanh liên tục khi bị đứt phanh
Khi bạn đổ đèo, trọng lượng xe và cơ thể người ngồi trên khiến cho xe nặng và có quán tính rất lớn. Tốc độ lao xuống dốc càng ngày càng nhanh. Nhiều người không có kinh nghiệm thường hoảng loạn và bóp phanh chặt nhằm giảm tốc độ. Tuy nhiên cách làm này lại đưa bản thân vào tình thế nguy hiểm, rất dễ gặp tai nạn.

Đổ đèo dưới thời tiết xấu rất là nguy hiểm và nếu chẳng may đứt dây phanh thì hậu quả sẽ khó lường.
Khi cảm thấy bị đứt phanh tránh rà phanh liên tục vì sẽ khiến phanh bị nóng, má phanh mòn dần rồi dẫn đến mất phanh. Đối với xe số, hãy về số thấp để kết hợp với động cơ giúp giảm tốc độ của xe lại, kèm theo việc nhấp nhả chân phanh hợp lý.
Đối với xe tay ga, bạn không thể thực hiện được điều trên về do cấu tạo của nó. Cách tốt nhất đó là giảm ga xuống mức thấp nhất và bóp phanh liên tục. Tất nhiên cũng tuyệt đối không nên rà phanh liên tục khi đang chạy.
Kết hợp phanh với động cơ xe
Sức hãm của động cơ được xem là “lá bùa hộ mệnh” mà tài xế nên biết cách tận dụng. Để thực hiện điều này, đơn giản chỉ cần giữ tốc độ xe vừa phải, tầm 15-20 km/h, rồi bóp nhẹ phanh và mồi ga.

Cần tận dụng những kỹ năng mà bạn có để bảo vệ tính mạng của mình khi đi phượt.
Ngoài ra, hãy nhớ đừng bao giờ tắt máy xe khi đổ đèo. Nhiều người tưởng chừng việc này sẽ giúp họ tiết kiệm kha khá nhiên liệu. Thực tế, nó có thể khiến bạn phải trả giá đắt bởi vì lúc này xe chỉ hoạt động trên 2 bánh. Sức hãm của động cơ không có. Riêng những chiếc tay ga, khả năng mất phanh rất lớn do mất đi trợ lực.
Kiểm tra thật kỹ xe trước chuyến đi để đảm bảo an toàn
Trước khi thực hiện chuyến phượt của mình bạn hãy bỏ ra ít phút để kiểm tra chiếc xe của mình trước mỗi chuyến đi. Xem thử hệ thống phanh thế nào, có mòn hay hư hỏng không. Rồi lốp xe, dầu nhớt, hộp số…tất tần tật về hệ truyền động. Nếu không tự mình làm được, bạn có thể mang ra các tiệm sửa xe để thợ kiểm tra.

An toàn là trên hết, việc kiểm tra kỹ lưỡng xe trước khi đi không phải là thừa
Nếu các bộ phận đã mòn hoặc quá cũ thì tốt nhất nên thay mới. Đừng chỉ vì lười biếng, tiếc rẻ tiền bạc để cố sử dụng thêm mà đánh đổi tính mạng của mình.
Bình tĩnh xử lý tình huống khi bị đứt phanh
Hãy cố gắng bổ sung cho mình những kỹ năng xử lý tình hướng cực kỳ quan trọng như lái xe đúng làn, đi theo nhóm, chú ý quan sát tình hình thông qua các biển báo, gương trên đường. Tận dụng tối đa hệ thống còi và đèn xe khi đổ đèo. Tránh ôm cua quá sát mép ngoài, dễ bị lực ly tâm làm té ngã hay vướng do dạt ra ngoài.

Nếu là một phượt thủ ưa thích mạo hiểm thì nhất định bạn phải có cái đầu lạnh. Cần bình tĩnh khi bị đứt phanh, mất phanh. Tập trung quan sát tình hình phía trước để đưa ra quyết định cuối cùng.
Nguồn lao động
Du lịch
Kỹ năng và cách xử lý sơ cứu khi bị rắn cắn, nhận biết rắn có nộc độc hay không
Ở nhiều vùng quê, khi trẻ chơi đùa trong vườn hay ngoài đồng rất dễ bị rắn cắn. Việc phân biệt được loài rắn đã cắn giúp ích rất lớn cho việc điều trị cho trẻ.
- Khi bị rết cắn bạn cần làm gì? Cần sơ cứu như thế nào cho an toàn?
- Khám phá núi rừng bạn cần trang bị những gì?
- Sơ cứu vết thương bị động vật cắn đúng cách
Nhận biết một số loài rắn độc
Trên thực tế chỉ có khoảng 15% các loài rắn là có độc trên toàn thế giới, đa số còn lại không gây nguy hiểm cho con người. Có thể phân biệt rắn độc và rắn không độc dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng, nổi bật nhất là hai răng nanh độc lớn nằm ở vị trí cửa hàm trên. Chính vì vậy khi nạn nhân bị rắn độc cắn thường để lại vết thương có dấu móc độc đặc trưng tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt.
Vết cắn của rắn độc có thể gây thương tích nặng và đôi khi khiến nạn nhân tử vong hoặc tàn phế. Nguy hiểm hơn, một số loại rắn hổ mang có khả năng phun nọc độc từ xa khiến nạn nhân bị tổn thương mắt và gây nhiễm độc toàn thân.
Những loài rắn độc thường gặp ở nước ta bao gồm:
- Rắn hổ mang thường: Khi đe doạ hoặc chuẩn bị tấn công sẽ có cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng, có thể xuất hiện ở vùng rừng núi, hay trung du, và đồng bằng, thậm chí quanh khu dân cư;
- Rắn hổ mang chúa: Cổ cũng bạnh nhưng không rộng bằng loại trên, kèm theo hai vảy lớn ở đỉnh đầu, kích thước to, nặng gần chục cân và dài khoảng 2,5m;
- Rắn cạp nong/cạp nia: Thân mình khúc đen, khúc trắng hoặc vàng, sinh sống ở vùng trung du và đồng bằng, nhất là những nơi gần nước;
- Rắn biển: Sinh sống phần lớn thời gian trong môi trường biển, thường có nọc độc mạnh;
- Rắn lục: Đầu to hình thoi hoặc tam giác, con ngươi mắt hình elip dọc, màu xanh lá cây nhiều mức độ, dấu hiệu tại chổ: sưng, bầm, hoại tử và da phồng rộp chứa đầy dịch. Rối loạn đông máu: xuất huyết da, niêm mạc.
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), rắn độc có 2 họ gồm: họ rắn hổ (rắn hổ đất, hổ chúa, hổ mèo, cạp nong, cạp nia) và họ rắn lục (rắn lục xanh, chàm quạp). Quan sát nhanh vết cắn giúp ích cho việc xác định có phải bị rắn độc cắn hay không bằng các dấu hiệu: sưng nhiều, đau nhức nhiều ở chỗ bị cắn; vết cắn có 2 dấu răng nọc.
Rắn họ lục:
– Dấu hiệu tại chổ: sưng, bầm, hoại tử và da phồng rộp chứa đầy dịch.
– Rối loạn đông máu: xuất huyết da, niêm mạc.
Rắn họ hổ:
– Dấu hiệu tại chỗ ít.
– Dấu hiệu toàn thân: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, yếu liệt chi.
Cách xử lý sơ cứu khi bị rắn cắn
Nếu bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
– Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.
– Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
– Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước.
– Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng, băng quanh dọc trên vết thương
– Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
Đồng thời, trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh. Không nên băng ga-rô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi. Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc
Để phòng ngừa rắn cắn, không cho trẻ leo trèo cây vì dễ bị tai nạn do té hoặc bị rắn lục núp trong các tán lá tấn công. Mang giày cao ống và mặc quần dài phủ ra ngoài giày là cách tốt nhất khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn. Phát hoang rộng xung quanh nhà, tránh khi trời mưa to, rắn chạy trú ẩn trong nhà, tấn công người.
Nguồn vtv.vn
Núi rừng
Những kỹ năng giúp bạn sống sót khi bị lạc giữa rừng sâu
“Với hơn 20 hang động đã từng thám hiểm, chúng tôi từng gặp phải những nguy hiểm, khó khăn, bất trắc không thể lường trước”, Tạ Nam Long chia sẻ.
- 10 kỹ năng sinh tồn: Dù rừng sâu, hay biển cả trẻ vẫn biết cách thoát thân
- Kỹ năng du lịch rừng núi liệu bạn đã nắm vững
- Khám phá núi rừng bạn cần trang bị những gì?
Sự ra đi của phượt thủ người Anh Aiden Webb để lại thương tiếc cho gia đình, bạn bè, người thân cũng như cộng đồng người trẻ đam mê trải nghiệm, xê dịch tại Việt Nam.
Tạ Nam Long, trưởng nhóm Hội thám hiểm hang động Việt Nam, từng gặp nạn khi ngã xuống hố sâu 40 m khi thám hiểm hang Cống Nước, Lai Châu. Anh bị chấn thương cột sống, gãy xương đùi, phải nằm bất động tại chỗ một ngày một đêm, cho tới khi được đội cứu hộ đưa ra khỏi hang.
Trước câu chuyện thương tâm của phượt thủ Aiden, Nam Long cho biết: “Với hơn 20 hang động đã từng thám hiểm, chúng tôi không ít lần gặp phải những nguy hiểm, khó khăn, bất trắc không thể lường trước. Vì vậy, để bảo vệ chính mình và đồng đội, chúng tôi phải thường xuyên tập luyện, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trước mỗi chuyến đi”.
Dưới đây là chia sẻ của Tạ Nam Long về việc đảm bảo an toàn cho bản thân khi quyết định du lịch mạo hiểm.

Đồ nghề để anh Nam Long chuẩn bị cho mỗi chuyến đi.
Làm gì khi bị lạc giữa rừng sâu?
1. Bình tĩnh, hạn chế vận động
Khi có nguy hiểm, xảy ra tai nạn, bạn nên bình tĩnh. Nếu bị lạc thì ngồi yên tại chỗ, dùng còi để gọi đồng đội tới, hạn chế vận động, tiết kiệm năng lượng. Các thành viên trong đoàn cần cử một người ở lại với người bị nạn, kèm theo nhiều đồ ăn, thức uống, những người còn lại tìm người trợ giúp.
Hít thở thật sâu và ổn định tâm lý. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ sáng suốt hơn. Sau đó, không được sợ hãi mà hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch và những việc cần làm để duy trì sự sống.
2. Tìm nơi trú ẩn an toàn
Để bảo vệ bản thân và tránh được những cơn mưa rừng, bạn nên tìm một nơi trú ẩn an toàn. Tìm những nơi trú ẩn tự nhiên như hốc đá, nên cạnh suối nhưng phải cao hơn suối để tránh lũ suối dâng. Bạn cũng không nên đi khi trời chạng vạng tối, dễ gặp một số loài rắn nguy hiểm.
3. Tìm nguồn thực phẩm
Trong trường hợp không còn thực phẩm mang theo, hãy tìm dòng suối, sông… hoặc bạn phải tìm cách hứng nước sương từ lá cây. Bạn chỉ nên ăn những cây rừng nào mà bạn biết là không có độc, nếu không, tốt nhất bạn nên cầm cự bằng nước. Nhớ tránh các loại nấm sặc sỡ trong rừng, thường là nấm độc.
4. Tạo dấu hiệu cho người tìm kiếm
Để người tìm kiếm dễ dàng nhận ra nơi bạn ở, bạn cần tạo ra những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy như đốt lửa, treo quần áo, mũ nón lên cao hoặc những noi dễ nhận thấy.
Đốt lửa còn có tác dụng sưởi ấm cơ thể, đuổi thú dữ khi ở trong rừng. Nếu lạc trong rừng rậm, cách làm này rất khó để các đội cứu hộ tìm thấy bạn, chỉ quan sát được khi sử dụng trực thăng. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận khi đốt lửa, vì có thể gây cháy rừng.
Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị, bạn nên mang theo đèn pin chuyên dụng, loại đèn nay chịu nước và có chế độ sáng SOS và beacon, có thể chiếu sáng ban đêm tới vài trăm mét.
Hãy cố tạo ra những tiếng động lớn như thổi còi, gõ vào thân cây rỗng, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn).
5. Tìm đường về nếu đủ sức khỏe

Nam Long chia sẻ điều đầu tiên bạn cần làm khi đi lạc là phải bình tĩnh.
Nếu bạn đủ sức khỏe cũng có thể tự tìm đường thoát khỏi khu vực bị lạc. Kinh nghiệm của tôi là nên đi theo đường mòn trong rừng, tránh đường có nhiều cây cối, rậm rạp vì khó xác định phương hướng. Cứ men theo sông suối là sẽ tìm được đường.
3 việc cần làm trước khi lên đường
1. Tham gia vào hội, nhóm để các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và cùng nhau khám phá những địa điểm từ dễ đến khó.
Hãy bắt đầu chinh phục từ những ngọn núi, khu rừng quen thuộc, từng được nhiều người khám phá, có thể bạn sẽ thấy chúng kém thú vị nhưng việc này giúp bạn có thêm kinh nghiệm, chuẩn bị tốt cho chuyến đi tiếp theo.
2. Biết lượng sức của mình và tuyệt đối không “ăn theo” nhóm bạn hay đi “tùy hứng”. Điều đó liên quan đến an toàn tính mạng của chính mình và những người đi cùng.
Cần nghiêm túc nhìn nhận thực lực của mình về tinh thần, kiến thức, sự hiểu biết, rèn luyện, học tập những kỹ năng như định hướng khi bị lạc, đánh giá tình hình, phân công công việc, cứu hộ, y tế, các kiến thức về leo núi, đu dây, buộc dây…
Với bộ môn này, người chơi cần có đủ sức khỏe, không bị các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp.
3. Chuẩn bị tư trang: Trước khi lên đường, phải tìm hiểu kỹ điểm đến, kiểm tra đồ đạc, theo dõi dự báo thời tiết đề phòng lũ, bị kẹt, mang theo đồ y tế tránh chấn thương mất máu.
Trong quá trình di chuyển, đoàn phải để lại thông tin liên lạc và thời gian dự kiến hoàn thành chuyến đi. Các thành viên kiểm tra chéo tư trang, đồ đạc, kỹ thuật cho nhau. Đặc biệt, thành viên không tự ý tách đoàn đi theo nhóm riêng, hoặc đi một mình trong hang mà không có sự đồng ý của trưởng đoàn.
Ngoài ra, khi chuẩn bị tư trang nên lưu ý, không mặc quần bò (quần bò ngấm nước sẽ rất nặng, ảnh hưởng đến việc leo trèo) hoặc quần áo chật; nên mang đồ mau khô, quần áo dài tay để tránh trầy xước. Bạn cũng không nên đi dép tông hoặc dép quay hậu dễ trơn trượt.
Các đồ quan trọng như điện thoại, đồ điện tử dùng túi ni lông bọc kỹ, sau đó để vào túi hoặc balo chống nước. Nước trong hang không nên sử dụng vì có thể chứa ký sinh trùng và nguyên nhân gây bệnh.
Cuối cùng, hãy mang theo những đồ ăn nhẹ nhưng nhiều năng lượng, carbonhydrate như nho khô, mít sấy, chocolate, sữa đặc, đồ hộp…
Du lịch
10 kỹ năng sinh tồn để phòng khi nguy cấp được hải quân Mỹ bật mí
Cuộc sống không phải lúc nào cũng trôi qua êm đềm, đôi khi nó sẽ đẩy bạn vào những trường hợp không thể đoán trước được. Vì vậy, việc trang bị cho bản thân một số kỹ năng sinh tồn là việc hết sức cần thiết.
- Dạy trẻ kỹ năng sinh tồn ở rừng khi bị lạc từ những điều cơ bản nhất
- 10 kỹ năng sinh tồn: Dù rừng sâu, hay biển cả trẻ vẫn biết cách thoát thân
- 10 bí kiếp sinh tồn siêu cần thiết trong những tình huống
Hải quân SEAL Hoa Kỳ luôn được đào tạo nghiêm ngặt từ thể chất đến tinh thần và các kỹ năng để thoát khỏi những tình huống khó khăn nhất. Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ họ, đặc biệt là khi sống sót ở nơi hoang dã.
kỹ năng sinh tồn khi bị trói dưới nước
Nếu bạn đang ở dưới nước với cả tay và chân đều bị trói, hãy bật từ dưới đáy lên bởi như vậy sẽ giúp bạn đẩy người ngược trở lại mặt nước.
Sau khi đã ngoi được lên mặt nước, gập gối, cong lưng để thở được. Lặp đi lặp lại bước trên.
Xác định vị trí nước sạch
Khi bị lạc ở các vùng núi và rơi vào tình cảnh không còn nước uống, nếu hãy đi về phía dốc xuống, vì đó chính là hướng nước chảy.
Hơn nữa, tìm được nguồn nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi rơi vào tình huống sống còn.
Khi hoảng loạn
Hầu như mọi người đều phải trải qua cảm giác hoảng loạn ít nhất một lần trong đời. Trên thực tế, càng hoảng loạn thì bạn càng không đủ tỉnh táo để quyết định và làm bất cứ điều gì một cách đúng đắn, nhất là trong tình huống nguy cấp.
Vậy, khi bị hoảng loạn, hãy nghĩ đến sự thành công và thực hiện từng mục tiêu nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi việc suy nghĩ quá mức và làm tăng cơ hội sống sót.
Khi rơi vào đầm lầy
Nếu chẳng may rơi xuống bùn lầy, thay vì vùng vẫy để cố gắng thoát ra, bạn hãy nằm xuống và cong lưng lên.
Đây là tư thế cho phép bạn nhận được không khí nhanh hơn và tích luỹ chúng trong phổi nhiều hơn.
Khi đi lạc
Nếu bị lạc đường, hãy đi men theo các nhánh sông, suối vì khả năng cao chúng sẽ dẫn đến các khu vực có người ở và bạn có thể tìm sự giúp đỡ tại đó.
Những con lạch nhỏ sẽ hợp nhất với những con sông lớn hơn. Những con sông này sẽ dẫn đến các khu vực phát triển nơi bạn có thể tìm thấy sự giúp đỡ.
Đừng bao giờ nhóm lửa trong hang
Khi bị lạc, nếu bạn có trú tạm vào hang động nào đó thì nên nhớ: Đừng bao giờ dại dột mà nhóm lửa trong hang động.
Nhiệt độ từ lửa có thể khiến đá bị giãn nở, do đó có thể khiến đá trong hang bị nứt. Nếu cần nhóm lửa, hãy dựng ở bên ngoài.
Khi bị trói
Dùng răng kéo dây trói về phía bạn để thoát hiểm khi tay bị trói, đồng thời, chà hai cổ tay vào nhau.
Hãy thận trọng khi kéo, vì nếu kéo quá mạnh vì bạn có thể vô tình khiến dây trói thắt chặt hơn.
Khi bom nổ
Trong trường hợp có bom nổ, hãy nằm sấp trên mặt đất, lấy các ngón tay che đầu, bắt chéo chân và há miệng.
Tư thế này giúp bạn an toàn hơn. Bạn nên mở miệng để tránh phổi và màng nhĩ bị tổn thương do cú nổ.
Luôn mang theo một bao diêm được bọc sáp ở đầu
Diêm là dụng cụ tạo lửa hiệu quả trong mọi tình huống. Bạn luôn nên mang theo một hộp diêm bằng sắt hoặc nhựa để chống nước.
Hãy dùng sáp phủ lên đầu mỗi que diêm. Việc bọc sáp vào đầu diêm giúp chúng không bị ướt nếu rơi xuống nước. Cách thực hiện là nhúng diêm vào lớp sáp nóng rồi chờ cho khô lại.
Trong trường hợp bị bỏng lạnh
Trong trường hợp bị tê cóng, hãy làm ấm khu vực bị bỏng lạnh với nước ấm rồi quấn băng và chèn bông giữa các ngón tay.
Đừng dùng nước nóng vì như vậy sẽ khiến tình trạng thêm nghiêm trọng. Ngoài ra, tránh chà xát khu vực bị ảnh hưởng.
Nguồn cafef.vn
-
Võ tự vệ3 tháng ago
6 môn võ đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn nên trang bị cho bản thân
-
Tin mới2 năm ago
6 bí kíp tự vệ giúp bạn thoát nạn trong gang tấc cho chị em phụ nữ
-
Võ tự vệ4 tuần ago
5 lợi ích to lớn của võ thuật đem lại khiến bạn muốn tập luyện ngay và luôn
-
Kỹ năng khác3 tháng ago
Bố mẹ nên dạy con kỹ năng giúp trẻ tự xử lý các tình huống khi bị lạc đường
-
Võ tự vệ3 tháng ago
Hướng dẫn các bước thoát thân khi bị khống chế phía sau từ chuyên gia
-
Kỹ năng khác1 tháng ago
8 kỹ năng tự vệ cho trẻ giúp bé tự vệ bản thân
-
Đời thường1 năm ago
Ý thức cách ly toàn xã hội và trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống Covid-19
-
Võ tự vệ10 tháng ago
Võ tự vệ phòng thân dành cho nữ dùng để phòng thân khi bị kẻ xấu tấn công